^Về đầu trang

Hướng dẫn điều trị

Xem...

Liên kết WEBSITE



 

 

                                                                                                                                                                             

   

                                                                                                                                                                                                                                    

 

https://bvnguyentrai.org.vn/thu-chao-gia/952-thu-moi-chao-gia-thue-phan-mem-kham-chua-benh-he-thong-his-ris-pac

https://drive.google.com/drive/folders/1anr_-qWCqkj6wWvxma0T9m7v8wJ8Uk-G

 

 

 

 

 

 

 

☺️ Podcast: Sởi ở trẻ sơ sinh - Nguy hiểm tiềm ẩn và cách phòng ngừa hiệu quả ❤️Ba mẹ ơi! ❤️Ba mẹ đã biết rằng sởi ở trẻ sơ sinh nguy hiểm đến mức nào... | By Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Thành phố Hồ Chí MinhFacebook | Facebook

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận định của WHO về tình hình dịch cúm H5N1

Gần đây, ngày 8/02/2023, Tổng Giám đốc của WHO đã có nhận định về tình hình dịch bệnh cúm H5N1 trên thế giới, tuy đánh giá mức độ rủi ro của dịch bệnh này đối với con người là thấp nhưng WHO khuyến cáo không chủ quan và cần chuẩn bị các tình huống xấu có thể xảy ra.

Đáng lo ngại hơn khi Viện Pasteur TPHCM vừa thông tin cho biết (theo tin từ WHO) tại tỉnh Prey Veng của Campuchia bước đầu ghi nhận hai trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với vi rút cúm gia cầm A (H5N1) độc lực cao, trong đó có một trường hợp tử vong và một số trường hợp nghi mắc bệnh.

 

Trước đó, ngày 8/02/2023, WHO công bố ghi nhận đã có một số báo cáo về một số loại động vật có vú (bao gồm chồn, rái cá, cáo và sư tử biển) đã bị nhiễm cúm gia cầm H5N1. Theo WHO, H5N1 đã lây lan sang các loài chim và gia cầm hoang dã trong 25 năm qua, nhưng gần đây xuất hiện lây lan sang động vật có vú là dấu hiệu cần được theo dõi chặt chẽ.

 

Hiện tại, WHO đánh giá mức độ rủi ro của cúm H5N1 đối với con người là thấp, kể từ khi H5N1 xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1996, sự lây truyền H5N1 sang người vẫn không phổ biến và không bền vững. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc của WHO kêu gọi không được chủ quan và cần chuẩn bị các tình huống xấu có thể xảy ra khi có bát kỳ sự biến đổi nào của tác nhân gây bệnh.

 

Trước mắt, WHO khuyến cáo mọi người không nên tiếp xúc trực tiếp hoặc thu gom động vật hoang dã đã chết hoặc bị bệnh, thay vào đó phải báo ngay cho chính quyền địa phương biết để xử lý. WHO khuyến nghị các quốc gia cần tăng cường giám sát những nơi con người và động vật nuôi hoặc động vật hoang dã có tương tác với nhau.

 

WHO đang làm việc với các cơ quan chức năng và các quốc gia để theo dõi chặt chẽ tình hình và nghiên cứu các trường hợp nhiễm H5N1 ở người. Mạng lưới phòng xét nghiệm toàn cầu của WHO, Hệ thống giám sát và ứng phó cúm toàn cầu tiếp tục xác định và giám sát các chủng vi rút cúm đang lưu hành, đồng thời cung cấp khuyến cáo cho các quốc gia về nguy cơ của H5N1 đối với sức khỏe con người, các biện pháp kiểm soát dịch cúm H5N1 và hướng dẫn điều trị. WHO tiếp tục đồng hành với các nhà sản xuất để đảm bảo rằng khi cần thì nguồn cung cấp vắc xin và thuốc kháng vi-rút sẽ luôn có sẵn trên phạm vi toàn cầu.

 

Theo WHO, Việt Nam là một trong những quốc gia ghi nhận có người mắc và tử vong do cúm H5N1 trong 20 năm qua (2003-2023)

 Nguồn từ Medinet SYT

https://medinet.hochiminhcity.gov.vn/tin-tuc-su-kien/nhan-dinh-cua-who-ve-tinh-hinh-dich-cum-h5n1-cmobile1780-67262.aspx

 

BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: 314 Nguyễn Trãi, Phường 8, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 39.235.020 - Fax: (028) 38.382.182
Email: bv.nguyentrai@bv.nguyentrai.gov.vn